Chính quyền Estado_Novo_(Bồ_Đào_Nha)

Chính quyền Tân Quốc có nền tảng chính trị dựa trên giải thích sát sao của học thuyết xã hội Thiên chúa giáo, giống như chính quyền Englbert Dollfuss đương thời ở Áo.[14] Hệ thống kinh tế tên là chủ nghĩa xã đoàn cũng dựa theo giải thích tương tự về Rerum novarum (Leo XIII, 1891)[15] và Quadragesimo anno (Pius XI, 1931)[15] có mục đích phòng ngừa xung độ giai cấp và làm các vấn đề kinh tế không quan trọng bằng các giá trị xã hội. Rerum novarum cho rằng các hiệp hội lao động đều là một phần của trật tự thiên nhiên như gia đình, vì vậy quyền thành lập công đoàn và làm việc của người là tự có và không thể bị chủ nhân hay quốc gia từ chối, còn Quadragesimo anno thì cung cấp kế hoạch thành lập hệ thống xã đoàn.[16]

Hiến pháp mới được một nhóm luật sư, doanh nhân, giáo sĩ và giáo sư đại học soạn thảo, Salazar làm hoa tiêu, Marcelo Caetano cũng có vai trò quan trọng.[17] Văn kiện thành lập Estado Novo ("Tân Quốc"), theo lý thuyết là quốc gia xã đoàn đại diện các nhóm lợi ích thay vì cá nhân. Giới lãnh đạo muốn chính thể mà nhân dân được các xã đoàn thay mặt, không phải các chính đảng gây chia rẽ, quyền lợi quốc gia được ưu tiên so với yêu cầu khu phái. Salazar xét rằng đảng chế đã thất bại hoàn toàn ở Bồ Đào Nha.[18]

Trái với Mussolini và Hitler, Salazar không hề có ý định thành lập đảng quốc, phản đối khái niệm đảng trị và thành lập Liên minh toàn quốc làm một phái, nhưng không phải là đảng. Liên minh toàn quốc thành lập nhằm kiểm soát dư luận thay vì động viên, mục tiêu là củng cố và duy trì các giá trị truyền thống thay vì khởi xướng trật tự xã hội mới. Các bộ trưởng, nhà ngoại giao và công chức không bị ép phải gia nhập Liên minh toàn quốc.[19]

Cơ quan lập pháp tên là Quốc hội, chỉ thành viên Liên minh toàn quốc mới được có chân trong, có thể làm luật, nhưng chỉ về công việc không cần chi tiêu chính phủ.[20] Viện xã đoàn song song có đại biểu đô thị, các nhóm tôn giáo, văn hóa, chuyên nghiệp và các tổ hợp công nhân thay thế các công đoàn tự do.

Theo Howard Wiarda, "những nhà cầm quyền trong Tân Quốc thật sự quan tâm về sự nghèo nàn và lạc hậu của nước mình, cắt đứt các ảnh hưởng chính trị Anh-Mỹ mà phát triển mô hình chính trị bản xứ và cải thiện tình trạng sinh sống khổ sở của người nghèo thành thị lẫn nông thôn."[21]

Hiến pháp mới của Salazar thành lập chính phủ phản đại nghị và chuyên chế, tồn tại đến năm 1974. Tổng thống do nhân dân bầu có nhiệm kỳ bảy năm, theo lý thuyết có quyền hành rộng rãi, gần như độc tài bao gồm quyền bổ nhiệm và cách chức thủ tướng.[22] Địa vị tổng thống được nâng lên thành "bánh cân bằng", là người bảo vệ kiêm trọng tài cuối cùng của chính trị quốc gia.[22][lower-alpha 2] Tuy nhiên, Tổng thống Carmona cho phép Salazar tự do hành động từ khi bổ nhiệm và tiếp tục làm vậy; Carmona và các hậu nhiệm chủ yếu là biểu tượng, trong khi Salazar nắm quyền thật sự. Wiarda cho rằng Salazar đạt được địa vị của mình không chỉ vì các điều khoản hiến pháp mà vì nhân cách của ông: độc đoán, chuyên chế, đầy tham vọng, cần cù và xuất sắc về mặt tri thức.[24]

Hiến pháp xã đoàn được phê chuẩn trong cuộc trưng cầu dân ý hiến pháp ngày 19 tháng 3 năm 1933,[22][25] bản thảo công bố một năm trước và công chúng được mời đệ nộp dị nghị cho báo chí.[25] Các lời phản đối thường khá đại khái và chỉ một vài người, ít hơn 6,000, bỏ phiếu chống hiến pháp mới,[25] được phê chuẩn bằng 99.5% số phiếu, nhưng có 488,840 người không tham dự[25] ghi nhận là đồng ý[26] (số dân đăng ký bầu là 1,330,258). Hugh Kay chỉ ra rằng số lượng không tham dự lớn có thể do dân bầu chỉ được đồng ý hay không đồng ý với toàn bộ văn kiện mà không được biểu quyết từng điều khoản.[25] Trong cuộc trưng cầu dân ý này, phụ nữ được bầu lần đầu tiên ở Bồ Đào Nha, quyền bỏ phiếu không lấy được trong thời kỳ Nước cộng hòa thứ nhất, bất kể nỗ lực nữ quyền và kể cả trong cuộc bỏ phiếu giáo dục trung học là yêu cầu với nữ dân bầu, trong khi nam thì chỉ cần biết đọc và viết.[27]

Năm 1933 đánh dấu bước ngoặt lập pháp trong lịch sử Bồ Đào Nha. Có Salazar giám sát, Teotónio Pereira là Thứ trưởng Xã đoàn và Phúc lợi xã hội báo cáo trực tiếp cho Salazar ban hành pháp luật rộng bao quát định hình cấu trúc xã đoàn và thành lập hệ thống phúc lợi xã hội toàn diện,[28] phản tư bản lẫn xã hội chủ nghĩa. Việc xã đoàn hóa giai cấp lao động có luật lệ nghiêm ngặt quy định doanh nghiệp đi kèm. Các tổ chức công nhân phải phục tòng kiểm soát chính phủ, nhưng có được tính chính đáng chưa từng được hưởng và được nhận lợi ích từ các chương trình xã hội mới.[29] Tuy nhiên, quan trọng nên nhớ rằng kể cả trong những năm hăng hái đầu tiên, các tổ chức xã đoàn không nằm ở trung tâm quyền lực, vì vậy chủ nghĩa xã đoàn không phải là nền tảng chân chính của chính thể.[30]

Năm 1934, chính quyền đàn áp Phong trào Phát xít Bồ Đào Nha[31] và đày Francisco Rolão Preto, một khía cạnh của quá trình thanh trừ giới lãnh đạo của Phong trào nghiệp đoàn dân tộc, hay còn gọi là camisas azuis ("Áo Lam"). Salazar chê trách Phong trào nghiệp đoàn là "gốc ở các mô hình nước ngoài nhất định" (ám chỉ chủ nghĩa quốc xã Đức) và chỉ trích việc "tâng bốc giới trẻ, sùng bái vũ lực bằng hành động trực tiếp, nguyên lý chính quyền tối cao trong đời sống xã hội và xu hướng tập hợp quần chúng quanh một lãnh đạo duy nhất" là sự khác biệt cơ bản giữa chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa xã đoàn Thiên chúa giáo của Tân Quốc. Liên minh toàn quốc của Salazar thành lập làm tổ chức bao trùm phụ thuộc để ủng hộ chính quyền, vì vậy không có học thuyết riêng. Bấy giờ nhiều nước châu Âu lo sợ tiềm năng hủy diệt của chủ nghĩa cộng sản, Salazar không chỉ cấm chính đảng Mác mà luôn cả chính đảng phát xít-nghiệp đoàn cách mạng. Một chỉ trích quan trọng nhất với chính quyền là sự ổn định mua và duy trì bằng cách vi phạm nhân quyền và các tự do.[20]

Quốc gia xã đoàn có vài điểm tương tự với chủ nghĩa phát xít Ý của Benito Mussolini, nhưng khác hẳn về khía cạnh đạo đức của phương pháp trị lý.[32] Tuy Salazar ngưỡng mộ Mussolini và được Hiến chương lao động năm 1927 ảnh hưởng, ông cách xa chuyên chế phát xít, xem là chính thể tà đạo Caesarist không công nhận giới hạn pháp lý lẫn luân lý, ông cũng xét Chủ nghĩa quốc xã Đức là có các yếu tố tà đạo mà ông ghét. Trước Thế chiến thứ hai, Salazar tuyên bố: "Chúng tôi phản đối mọi hình thức chủ nghĩa quốc tế, cộng sản, xã hội, nghiệp đoàn và bất kỳ thứ gì có thể chia rẽ, giảm thiểu hay tiêu hủy gia đình. Chúng tôi chống chiến tranh giai cấp, vô thần và bất trung với nước; chống chế độ nông nô, nhân sinh quan duy vật và lực thắng đúng."[2] Tuy nhiên, chế độ Tân Quốc có nhiều đặc điểm phát xít như Quân đoàn Bồ Đào Nha và Thanh niên Bồ Đào Nha là hai ví dụ nổi bật, nhưng các tổ chức này chỉ có tính bề ngoài và không sở hữu ảnh hưởng chính trị. Sau cuộc Nội chiến Tây Ban Nha, Salazar đẩy xa chính quyền khỏi chủ nghĩa phát xít vì khuynh hướng thân Anh của ông.[33][34]

Thế chiến thứ hai

Bồ Đào Nha chính thức trung lập trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha (1936-39), nhưng âm thầm trợ giúp phe dân tộc của Francisco Franco. Trong Thế chiến thứ hai (1939-45), Bồ Đào Nha giữ địa vị trung lập, ưu tiên tránh xâm lược Đức đã tàn phá hầu hết các nước châu Âu khác. Ban đầu, chính quyền tỏ đồng cảm với phe Trục, ví dụ Salazar tán thành Chiến dịch Barbarossa xâm lược Liên Xô của Đức, tuy nhiên có thể vì lập trường phản cộng của Salazar thay vì thật sự ủng hộ Hitler hay chính quyền Quốc xã. Từ năm 1943 trở đi, Bồ Đào Nha ngả về phe Đồng minh, miễn cưỡng cho thuê căn cứ không quân ở Azores do bị dọa xâm lược nếu không chấp nhận yêu cầu của khối Đồng Minh. Chính thức trung lập nên Bồ Đào Nha được buôn bán với cả hai phái, chỉ cắt đứt vận chuyển tungsten và cao su đến Đức năm 1944 sau khi khối Đồng minh gây áp lực.[35][36] Lisbon là căn cứ cho các hoạt động của Hội Chữ thập đỏ Quốc tế giúp đỡ các chiến phu Đồng minh và là điểm trung chuyển chính giữa Anh và Hoa Kỳ.[37]

Năm 1942, quân Úc chiếm đóng Timor thuộc Bồ Đào Nha thoáng qua nhưng sớm bị quân Nhật áp đảo. Salazar nỗ lực giành lại kiểm soát Đông Timor, đạt được sau khi Nhật đầu hàng năm 1945.[38]

Sau Thế chiến thứ hai

Sau Thế chiến thứ hai, mô hình kinh tế xã đoàn ngày càng không thật dụng. Tuy nhiên, Salazar tiếp tục bám víu mà đình trệ phát triển kinh tế lâu dài của đất nước.[39] Chính sách chiến hậu cho phép tự do hóa chính trị một phần, phe đối lập được tổ chức và báo chí được tự do hơn. Các chính đảng đối lập được tự do một phần, nhưng cũng bị điều khiển, hạn chế và thao túng, dẫn đến phân ly và không tụ hội thành một phe đối lập thống nhất.[40] Salazar cho phép thành lập Phong trào Đoàn kết dân chủ (Movimento de Unidade Democrática) vào năm 1945, tẩy chay cuộc bầu cử ngày 18 tháng 11 năm 1945, làm Salazar thắng lớn.[41] Năm 1949, Bồ Đào Nha trở thành một thành viên sáng lập của Bắc ước.

Tổng thống Óscar Carmona qua đời vào năm 1951 sau 25 năm tại chức, được Francisco Craveiro Lopes kế nhiệm. Lopes không sẵn sàng cho Salazar tự do hành động như Carmona và bị buộc phải từ chức trước khi nhiệm kỳ kết thúc vào năm 1958. Trong cuộc bầu cử năm 1958, Bộ trưởng Hải quân Américo Tomás bảo thủ là ứng viên chính thức, Tướng quân Humberto Delgado là ứng viên đối lập. Delgado đắc được chỉ 25% số phiếu, 52.6% ủng hộ Tomás,[42] bất kể quan điểm đồng nhất rằng Delgado sẽ thắng nếu cuộc bầu cử công bằng. Delgao đã khuấy động cuộc tranh cử, trước đấy nhiều người xem là chỉ là trò đùa dân chủ khi trả lời sẽ làm gì với Salazar, "Obviamente, demito-o!" ("Tất nhiên tôi sẽ sa thải ổng!"), biết rõ rằng quyền cách chức thủ tướng của tổng thống, theo lý thuyết là giới hạn duy nhất với quyền lực của Salazar. Sau, các cuộc mít-tinh của Delgado thu hút đám đông lớn; bằng chứng sau này lộ ra rằng Cảnh sát Quốc phòng Quốc tế đã nhồi thùng phiếu bằng phiếu bầu cho Tomás. Sau cuộc bầu cử, Delgado bị trục xuất khỏi Quân đội Bồ Đào Nha và tị nạn ở đại sứ quán Ba Tây trước khi lưu vong, dành nhiều thời gian ở Ba Tây, sau ở Algeria. Không chịu cho phép cơ hội đối lập thắng lợi năm 1959, Salazar bãi bỏ bầu cử trực tiếp, thay bằng bầu cử do Quốc hội mà chính quyền kiểm soát chặt chẽ đảm nhiệm, làm Đoàn tuyển cử.[43]

Ngày 23 tháng 1 năm 1961, quân quan kiêm chính khách Henrique Galvão chỉ huy vụ cướp tàu hành khách Santa Maria, thành công trong việc tuyên truyền chống chính quyền nhưng một người bị giết. Galvão quả quyết ý định là sẽ lái tàu đến Angola thuộc Bồ Đào Nha để thành lập chính quyền Bồ Đào Nha đối lập, phản Salazar ở Luanda. Galvão thả các hành khách khi thương lượng với quan chức Ba Tây để lấy tị nạn chính trị ở Ba Tây.[44]

Năm 1962, Khủng hoảng Học thuật xảy ra. Chính quyền vì lo sợ tính phổ biến gia tăng của các ý tưởng dân chủ lẫn cộng sản đơn thuần trong giới sinh viên tổ chức tẩy chay và đóng cửa vài hội, tổ chức sinh viên bao gồm Ban thư ký Sinh viên Bồ Đào Nha toàn quốc, hầu hết hội viên đều là phần tử quá khích đối lập, có nhiều cộng sản. Các nhà hoạt động chống chính quyền thường bị Cảnh sát Quốc phòng Quốc tế là cảnh sát bí mật điều tra và đàn áp, sau hoặc bị bỏ tù hoặc chuyển từ một đại học sang đại học khác để phá vỡ mạng lưới đối lập và các tổ chức phân cấp tùy theo độ nặng nhẹ của tội lỗi. Giới sinh viên có Đảng Cộng sản Bồ Đào Nha bí mật ủng hộ mạnh đáp trả biểu tình, đến đỉnh vào ngày 24 tháng 3 bằng các cuộc biểu tình sinh viên lớn ở Lisbon, bị cảnh sát phản bảo đàn áp dữ dội. Marcelo Caeano, thành viên nổi tiếng của chính quyền kiêm hiệu trưởng Đại học Lisbon, từ chức.

Việc trai tráng ngần ngại gánh chịu gian khổ của Chiến tranh thuộc địa Bồ Đào Nha dẫn đến hàng trăm ngàn công dân Bồ Đào Nha di cư mỗi năm để tìm cơ hội kinh tế ở nước ngoài mà tránh quân dịch. Trong hơn 15 năm, gần một triệu di cư đến Pháp, một triệu đến Hoa Kỳ, hàng trăm ngàn đến Đức, Thụy Sĩ, Anh, Luxembourg, Venezuela hoặc Ba Tây. Các chính đảng bị đàn áp trong nước như Đảng xã hội chủ nghĩa được thành lập trong lưu vong, đảng duy nhất tiếp tục hoạt động phi pháp ở Bồ Đào là trong cả thời kỳ độc tài là Đảng Cộng sản Bồ Đào Nha.

Năm 1964, Delgado thành lập Mặt trận Giải phóng dân tộc Bồ Đào Nha ở La Mã, công bố rằng cách chấm dứt Tân Quốc duy nhất là đảo chính quân sự, trong khi nhiều người khác kêu gọi khởi nghĩa toàn quốc.[45]

Delgado và thư ký Ba Tây Arajaryr Moreira de Campos bị ám sát vào ngày 13 tháng 2 năm 1965 ở Tây Ban Nha sau khi bị Cảnh sát Quốc phòng Quốc tế lùa vào phục kích.

Theo vài học giả bảo thủ Bồ Đào Nha như Jaime Nogueira Pinto và Rui Ramos,[13] các cải cách sớm cùng chính sách của Salazar tạo dựng ổn định chính trị, tài chính và theo đó trật tự xã hội, phát triển kinh tế sau những năm tháng bất ổn định, hỗn loạn của Nước cộng hòa thứ nhất (1910-1926). Các sử gia khác như Fernando Rosas[46] kiêm chính khách tả khuynh chỉ ra rằng chính sách từ thập niên 30 đến thập niên 50 dẫn đến đình trệ kinh tế, xã hội và di cư tràn lan, biến Bồ Đào Nha thành một trong những nước nghèo nhất ở châu Âu, cũng có mức biết chữ thấp hơn các nước láng giềng ở Bắc bán cầu.

Salazar bị đột quỵ vào năm 1968. Vì xét rằng ông không còn lâu nên Tomás thay ông bằng Marcelo Caetano là học giả có tiếng của Luật khoa Đại học Lisbon, chính khách và thành viên nổi tiếng của chính quyền. Salazar không được báo quyết định và mất năm 1970 tin rằng mình vẫn là thủ tướng. Nhiều người hy vọng Caetano sẽ làm cùn vài khía cạnh của chuyên chế Salazar và hiện đại hóa nền kinh tế đang phát triển. Caetano xúc tiến phát triển kinh tế và làm các cải thiện xã hội như cung cấp lương hưu hằng tháng cho công nhân nông thôn không hê có cơ hội trả tiền an sinh xã hội. Vài việc đầu tiên quy mô lớn diễn ra ở cấp toàn quốc như xây dựng trung tâm chế biến dầu lớn ở Sines. Ban đầu, nền kinh tế phản ứng tích cự, nhưng vào thập niên 70 vài vấn đề nghiêm trọng nổi lên, một phần do lạm phát hai chữ số (từ năm 1970 trở đi) và ảnh hưởng của khủng hoảng dầu mỏ năm 1973. Tuy nhiên, khủng hoảng dầu mỏ có thể đã có lợi cho Bồ Đào Nha bởi các trữ lượng dầu chưa khai thác ở AngolaSão Tomé và Príncipe bấy giờ đang phát triển ở mức độ nhanh chóng.

Tuy Caetano cơ bản là một nhà chuyên chế, nhưng có làm vài việc để khai thông chính quyền. Sớm sau khi nắm quyền, ông đặt tên lại chính quyền là "Quốc gia xã hội" và tăng tự do ngôn luận, báo chí lên chút ít. Tuy nhiên, các biện pháp này không đủ đối với một phần lớn dân số không có ký ức về sự bất ổn định trước thời Salazar, cũng thất vọng rằng Caetano không chịu cải cách hệ thống bầu cử. Cách thi hành cuộc bầu cử năm 1969 và 1973 không khác gì mấy các cuộc bầu cử trong bốn thập niên qua; Liên minh toàn quôc—lấy tên Hành động toàn quốc Nhân dân—thắng mọi ghế như trước. Hơn nữa, phe đối lập chỉ được tự do chút ít và các ứng viên đối lập đều bị đàn áp dã man. Caetano phải dùng hết vốn chính trị để giành được các cải cách chút ít từ tay của giới cực đoan chính quyền, đặc biệt từ Tomás không sẵn sàng cho phép Caetano tự do hành động mà Salazar có được. Vì vậy, Caetano không có quyền phản đối khi Tomás và các nhà cực đoan khác chấm dứt thí nghiệm cải cách vào năm 1973.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Estado_Novo_(Bồ_Đào_Nha) http://ultramar.terraweb.biz/Noticia_joaobravodama... http://www.economist.com/world/mideast-africa/disp... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,9... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,9... http://digitalcommons.wcl.american.edu/cgi/viewcon... http://www.brown.edu/Departments/Portuguese_Brazil... http://libro.uca.edu/payne2/index.htm http://www.eric.ed.gov/contentdelivery/servlet/ERI... http://maltez.info/respublica/portugalpolitico/gru... http://www.fotw.net/flags/tl!1967.html